Nguồn gốc bánh Trung Thu

1.Nguồn gốc bánh Trung Thu

Bánh Trung Thu ở mỗi quốc gia đều mang một nguồn gốc, một sự tích khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nguồn gốc của bánh Trung Thu ở hai nước là Việt Nam và người láng giếng Trung Quốc

1.1 Trung Quốc – cội nguồn của bánh Trung Thu

Trung Quốc là nơi đầu tiên làm ra những chiếc bánh Trung thu quen thuộc với thiếu nhi Việt Nam. Từ xa xưa, vào cuối thời Nguyên, Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn (2 nhà lãnh đạo khởi nghĩa nông dân) đã dùng những chiếc bánh hình tròn để dấu mệnh lệnh và thông tin, trong một mẩu giấy được dấu ghi rõ ngày rằm tháng Tám (ngày trăng sáng nhất) chính là ngày khởi nghĩa.

Vào thởi điểm đó, những chiếc bánh đã trở thành phương tiện liên lạc an toàn và hiệu quả. Nhờ vậy mà thông tin vể cuộc khởi nghĩa đã được lan rộng khắp nơi và người ta làm bánh Trung Thu vào mỗi ngày rằm tháng Tám để tưởng nhớ đến sự kiện ấy.

1.2 Việt Nam – sự tích bánh Trung Thu

Nguồn gốc của bánh Trung Thu ở Việt Nam thì có hơi hướng đến Hằng Nga và Chú Cuội. Theo đó, Ngọc Hoàng đã tổ chức một cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” vào ngày rằm tháng Tám, ai làm ra chiếc bánh đẹp nhất, ngon nhất sẽ được thưởng.

Hằng Nga (nàng tiên cai quản vầng Trăng) vì có nguyện vọng được xuống trần gian để vui chơi cùng với trẻ em nên đã tham gia. Khi đó, nàng đã gặp được chú Cuội, và chú Cuội đã giúp Hằng Nga làm ra loại bánh bao gồm những nguyên liệu như: trứng, hạt sen, lạp xưởng,…

Sau đó, Hằng Nga đã đem chiếc bánh vừa làm lên Thiên Đình để dự thi. Chú Cuội vì không muốn xa Hằng Nga nên đã nằm chặt tay nàng và bị kéo lên Cung Trăng. Về phần cuộc thi, chiếc bánh đã giúp Hằng Nga chiến thắng, vì vậy nàng được đáp ứng một nguyện vọng.

Hằng Nga đã ước được xuống trần gian vui chơi cùng trẻ em vào mỗi ngày rằm tháng Tám hằng năm. Nguyện vọng của nàng được chấp thuận và Ngọc Hoàng cũng đặt tên cho ngày rằm tháng Tám là “tết Trung Thu”.

2.Ý nghĩa của những chiếc bánh Trung Thu

2.1 Ý nghĩa của từng loại bánh Trung Thu

Những chiếc bánh Trung Thu nướng được đặc trưng bởi phần vỏ bánh được nướng vàng đẹp bọc lấy phần nhân tượng trưng cho sự bao bọc, che chở của gia đình mỗi khi chúng ta gặp khó khăn. Phần nhân bánh thì đủ mọi vị ngọt, mặn đấy là hương vị tượng trưng cho tình thương và sự ấm áp của gia đình.

Còn bánh Trung Thu dẻo thì tượng trưng cho sự khăng khít, đoàn viên trong gia đình. Màu trắng của bánh còn là màu của sự ngây thơ, trong sáng của thiếu nhi đồng thời cũng là sự đẹp đẽ của tình cảm vợ chồng.

2.2 Ý nghĩa của hình dạng bánh Trung Thu

Bánh Trung Thu có hình vuông tượng trưng cho Trời và Đất, sự bội thu của mùa màng và sự no đủ của con người.

Bánh Trung Thu hình tròn thể hiện sự đoàn viên, ấm cúng của gia đình. Hơn nữa hình dạng bánh là hình tròn cũng tượng trưng cho Mặt Trăng – hình ảnh của tết Trung Thu.

2.3 Ý nghĩa bánh trung thu khi mang làm quà tặng

Bánh Trung Thu chính là món quà của sự yêu thương và gắn kết. Tặng bánh Trung Thu cho người thân trong gia đình là thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, đồng thời cũng thể hiện ý muốn sum vầy, đoàn viên đến các thành viên trong gia đình. Những chiếc bánh Trung Thu được đựng trong những chiếc hộp đỏ, khi được đem tặng cho bạn bè, đồng nghiệp,… sẽ thay cho lời chúc sức khỏe, thành công và may mắn.

3.Sự khác biệt giữa bánh trung thu ngày xưa và hiện nay

Cùng với sự phát triển của xã hội thì những chiếc bánh Trung Thu cũng đã thay đổi theo để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Vì vậy mà những chiếc bánh Trung Thu cũng đã có những sự khác biệt so với ngày xưa. Chúng ta hãy cùng xem sự khác biệt đó là gì.

3.1 Bánh trung thu truyền thống

Những loại bánh Trung Thu truyền thống này đã xuất hiện trong mâm cỗ ngày tết Trung Thu của trẻ em Việt Nam từ xưa đến nay. Từ những nguyên liệu dễ tìm như lạp xưởng, thịt nạc, đậu xanh,… cùng với những bí quyết làm bánh cổ truyền đã làm nên những chiếc bánh Trung Thu tuy đơn giản nhưng mang được hương vị riêng đặc trưng, đã làm nức lòng bao thế hệ người Việt Nam.

3.2 Bánh trung thu hiện đại

Bên cạnh những chiếc bánh Trung Thu truyền thống thì các nhà sản xuất bánh đã cho ra đời nhiều loại bánh Trung Thu mới lạ về hình dạng, hương vị và cả nguyên liệu như bánh trung thu tươi, bánh trung thu kem, bánh trung thu rau câu,… Những loại bánh trung thu này đã thổi thêm một luồng gió mới vào ngày tết Trung Thu hiện đại, hương vị thơm ngon, lạ miệng đã giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn hơn cùng với đó là việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp làm bánh, cụ thể là bánh Trung Thu.

4.Các loại bánh Trung thu

Hiện nay, có rất nhiều loại bánh Trung Thu đã có mặt trên thị trường với vô vàn mẫu mã, hương vị. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua một số loại bánh Trung Thu đang phổ biến.

4.1 Bánh Trung Thu nướng

Bánh Trung Thu nướng là một loại bánh truyền thống. Bánh có lớp vỏ được in ấn hoa văn, có màu vàng đẹp bọc quanh phần nhân chủ yếu được làm từ lạp xưởng, lòng đỏ trứng muối, hạt dưa, đậu xanh,… Hương vị của bánh Trung Thu nướng cực kỳ thơm ở phần vỏ và béo ngậy ở phần nhân, đây chính là hương vị biểu tượng cho ngày tết Trung Thu, khi chỉ cần ngửi hoặc nếm bánh là bạn sẽ cảm thấy sự ấm cúng và đoàn viên trong ngày tết Thiếu nhi này.

4.2 Bánh Trung Thu dẻo

Bánh Trung Thu dẻo cũng là một loại bánh Trung Thu truyền thống. Có hoa văn in ngoài vỏ bánh cũng giống như bánh Trung Thu nướng, khác ở chỗ phần vỏ bánh Trung Thu dẻo được làm từ bột nếp rang nên dẻo và trong và phần nhân thường là nhân đậu xanh. Bánh Trung Thu dẻo được yêu thích bởi vỏ bánh mềm dẻo, hương vị ngọt, dễ ăn đối với hầu hết giới trẻ.

4.3 Bánh Trung Thu tươi

Đây là loại bánh phổ biến trên thị trường hiện nay, bánh Trung Thu tươi thường được làm thủ công với nguyên liệu tươi và không có chất bảo quản, rất tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Khác với những loại bánh Trung Thu truyền thống với hương vị khá đậm thì bánh Trung Thu tươi có phần thanh hơn và có những hương vị mới lạ như chocolate, lava trứng chảy, tiramisu,… Vì bánh Trung Thu tươi không chứa chất bảo quản nên công đoạn bảo quản bánh cũng tùy thuộc vào nguyên liệu để làm bánh, nhưng nhìn chung vẫn ngắn hơn những loại bánh Trung Thu khác, do đó bánh Trung Thu tươi nên được thưởng thức ngay sau khi mua về để tránh ảnh hưởng đến chất lượng bánh.

4.4 Bánh Trung Thu rau câu

Bánh Trung Thu rau câu là loại bánh được biến tấu từ những chiếc bánh Trung Thu truyền thống, thay vì sử dụng phần vỏ bánh được làm từ các loại bột từ bánh Trung Thu rau câu lại làm vỏ bánh bằng rau câu, ăn cực kỳ lạ miệng và thơm ngon, thu hút được sự chú ý và yêu thích của các bạn trẻ, đặc biệt là các bé thiếu nhi.

4.5 Bánh Trung Thu kem

Đây là món bánh mới lạ, khác hẳn với các loại bánh Trung Thu truyền thống, với phần vỏ bánh là kem lạnh bọc lấy phần nhân là những loại hoa quả như dâu tây, việt quất,… sẽ tạo ra trải nghiệm cực kỳ thú vị cho người ăn.

5.Giải đáp thắc mắc về bánh Trung Thu

5.1 Có thể bảo quản bánh Trung Thu trong bao lâu?

Tùy vào nguyên liệu, cách thức làm bánh mà mỗi loại bánh Trung Thu có thời gian bảo quản khác nhau.

Đối với những loại bánh Trung Thu nướng tự làm thì có thể bảo quản tối đa được 7 ngày, còn với bánh Trung Thu dẻo tự làm thì bảo quản được 4 ngày.

Những loại bánh Trung Thu được sản xuất sẵn trên thị trường thì có thời gian bảo quản lâu hơn nhờ có chứa hàm lượng chất bảo quản cho phép và phương pháp đóng gói. Thường thì loại bánh này sẽ bảo quản trong vòng 3 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nếu bánh Trung Thu đã được bóc khỏi vỏ thì nên sử dụng trong vòng 1 ngày để đảm bảo chất lượng của bánh.

5.2 Lượng Calo có trong bánh Trung Thu

Trung bình sẽ có khoảng 143,2 calo mỗi 100g bánh Trung Thu, nhưng lượng calo có thể thay đổi tùy vào nguyên liệu để làm bánh. Ví dụ:

– Bánh Trung Thu nướng nhân thập cẩm có khoảng 412 calo mỗi 100g bánh.

– Bánh Trung Thu dẻo nhân thập cẩm có khoảng 333 calo mỗi 100g bánh.

– Bánh Trung Thu nướng nhân đậu xanh có khoảng 381 calo mỗi 100g bánh.

– Bánh Trung Thu dẻo nhân đậu xanh có khoảng 228 calo mỗi 100g bánh.

Bài viết liên quan